Giờ làm việc

9H - 18H | Thứ 2 - 7

DANH MỤC SẢN PHẨM

Như các bạn đã biết những chiếc Máy tính, Laptop sử dụng Chip CPU Intel Core thế hệ thứ 10, 11th + cơ bản sẽ không thể nhận, hoặc hiện tên ổ cứng khi chúng ta cài mới lại Windows. Nguyên nhân vì sao lại có tình trạng như vậy? Về cơ bản những Chip CPU Intel Core Gen 10, 11th + được tập đoàn công nghệ Intel sản xuất sử dụng với công nghệ “Intel Rapid Storage Technology” tức là với công nghệ mới này thì dữ liệu từ ổ cứng SSD sẽ đi trực tiếp vào CPU, chứ nó không thông qua Chipset như ở thế hệ chip xử lý cũ trước đó. Nhất là những bạn thường hay sử dụng ổ cứng NVME thì cơ bản sẽ gặp trường hợp không cài được Windows trên máy tính thế hệ mới như Gen 10, 11th +. Để giúp bạn khắc phục được vấn đề này thì bài viết hôm nay TIMT sẽ Hướng Dẫn Cài Windows Trên Máy Tính, Laptop Gen 10, 11th một cách đơn giản, và chi tiết nhất.

LWgJYuv

Intel Core thế hệ thứ 10, 11 là gì?

Intel Core thế hệ thứ 11 (hay còn gọi là Intel Gen 11th) hoặc còn có tên gọi là “Intel Tiger Lake” là dòng chip xử lý mới nhất của Intel, được sản xuất trên tiến trình 10nm hiện đại và được hãng vinh hạnh giới thiệu là: “những bộ vi xử lý tối ưu nhất dành cho laptop thiết kế mỏng gọn”.

Tính đến hiện tại thì đã có Chip CPU Intel Gen 12th (CPU thế hệ thứ 12) với tên gọi là “Alder Lake” được ra mắt vào ngày 27/10/2021 là một phiên bản cải tiến về tốc độ, hiệu suất được Intel sản xuất.

Cách Cài Windows Trên Máy Tính, Laptop Gen 10, 11th?

Đối với bài viết này, TIMT sẽ giới thiệu đến bạn đến 2 cách để có thể được Windows trên Máy tính, Laptop Gen 10, 11th thế hệ mới một cách dễ dàng. Cách 1 là cách bạn có thể cài thông thường, tức là bạn cứ việc bung bộ cài *.ISO Windows vào USB bằng công cụ Rufus. Nếu chưa biết cách bạn có thể tham khảo bài viết này. Hoặc nếu bạn đã có bộ USB Boot WinPE cứu hộ sẵn thì có thể vào chạy trực tiếp file setup.exe trong bộ cài *.ISO sau đó Add bộ “DRIVER-INTEL-GEN-11” thủ công mà TIMT sẽ chia sẻ link tải ở bên dưới vào cửa sổ Windows Setup là có thể cài đặt Windows một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đối với cách còn lại thì cũng khá đơn giản. Bạn tạo sẵn bộ cứu hộ AnhDV Boot phiên bản mới nhất 2022 tại đây, sau đó chỉ cần làm như phần hướng dẫn cụ thể bên dưới là có thể thoải mái cài Windows trên bất kỳ máy tính thế hệ 10, 11th mới nhất một cách nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách bên dưới tuỳ theo nhu cầu sử dụng của mình nhé…

Dành cho những bạn nào quan tâm. Đối với các bản Ghost Windows được làm từ TIMT trong thời gian tới cũng sẽ được tích hợp sẵn Driver Gen 10, 11th+. Bạn chỉ việc bung bộ cài vào USB là cài đặt được ngay trên máy tính, laptop đang sử dụng Chip CPU thế hệ mới mà không cần phải sử dụng các bước hướng dẫn khác.

1. Add Driver Gen 10, 11th+ Trung Gian Để Nhận Ổ Cứng SSD (NVME)

Đầu tiên các bạn hãy tải về bộ “DRIVER-INTEL-GEN-11” về máy tính tại đây. Sau khi tải về bạn hãy giải nén sẽ được một thư mục chứa bộ Driver giúp Windows Setup nhận diện được ổ cứng SSD NVME khi cài đăt.

Sẽ có vài trường hợp xảy ra, nếu như bạn đã bung bộ cài Windows vào USB bằng công cụ Rufus rồi thì có thể giải nén bộ Driver này sau đó sau chép vào USB. Trường hợp khác, nếu như bạn đã có sẵn USB Boot WinPE khác mà không phải AnhDV Boot thì cứ việc tải về và để nó trong phân vùng Data trống.

Bước 1: Sau khi bạn đã vào cửa sổ Windows Setup thì lúc này có thể bạn sẽ không thấy ổ cứng trong máy mình không hiển thị như bên dưới. Đừng lo lắng, bạn hãy chọn “Load driver” để add driver thủ công.

hd-1.png

Bước 2: Chọn “Browse” để dẫn đến thư mục chứa bộ Driver.

hd-2.png

Bước 3: Chọn chính xác đường dẫn thư mục bộ Driver Intel Gen 11 mà bạn đã giải nén. Sau đó chọn “OK” để tiếp tục…

hd-3.png

Bước 4: Tick bỏ chọn ô “Hide driver that….” lúc này nó sẽ hiện thị Driver sẽ được Install vào bộ cài nên bạn tiếp tục chọn “Next”.

hd-4.png

Bước 5: Chờ một lúc quá trình cài đặt Driver diễn ra, khoảng 5-15s.

hd-5.png

Bước 6: Bạn kiểm tra xem cửa sổ Windows Setup đã xuất hiện chính xác ổ cứng của bạn chưa. Như bên dưới là chúng ta đã Add Driver Gen 11 thành công, TIMT đã thấy ổ cứng cần cài đặt. Bạn chọn ổ cứng cần cài đặt, sau đó chọn “Next”.

hd-6.png

hd-7.png

Cách 2: Sử Dụng công cụ 78Setup Trong WinPE

Đối với cách này sẽ áp dụng cho những bạn nào đang sử dụng bộ boot cứu hộ WinPE của AnhDV. Bởi vì ở phiên bản mới AnhDV Boot đã tích hợp công cụ “78Setup” nên việc cài Windows trên máy tính Gen 10, 11th + trở nên dễ dàng hơn.

Nếu bạn chưa có USB AnhDV Boot thì hãy truy cập vào bài viết này để tải về bộ boot cứu hộ WinPE mới nhất 2022. Sau khi tạo xong, bạn hãy tiến hành vào WinPE như bên dưới.

Bước 1: Sau khi đã vào được WinPE bạn hãy tìm đến công cụ có tên “Windows Setup” như hình ảnh bên dưới

hd 2c2996702f5abc487

Bước 2: Bạn hãy chọn “78Setup” để bắt đầu cài đặt Windows bằng công cụ này.

hd-322e846d5ab8f6854.png

Bước 3: Một cửa sổ thông báo hiện ra, bạn hãy chọn “Yes” nếu như đang sử dụng máy tính CPU thế hệ 10, 11+

hd-49e61fcf3221ebf36.png

Bước 4: Bạn chọn “Select ISO-image manually” để dẫn đến bộ cài *.ISO cần cài đặt

hd-5a36c60f5083baabf.png

Bước 5: Sau khi đã chọn được file *.ISO bạn chọn “Start Setup”.

hd-6e596062713dc31bf.png

Bước 6: Tiếp tục để như mặc định và chọn “Start” để bắt đầu cài đặt…

hd-72183315716cd98d4.png

Bước 7: Đến bước này xem như bạn đã có thể bắt đầu cài đặt Windows bình thường. Quá trình Add driver đã được công cụ tích hợp sẵn. Nó sẽ tạo môi trường giống với cửa sổ “Windows Setup” để cài được trên máy tính Gen 10, 11h+ trên WinPE.

hd-8.png
hd-9.png

Như vậy đến bước này máy đã nhận được ổ cứng, bạn kiểm tra xem nhận được hay không nhé!

hd-14.png
hd-15.png

Để lại một bình luận